CÁCH TRỊ HĂM TÃ CHO TRẺ SƠ SINH NGAY TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN, AN TOÀN MẸ NÊN ÁP DỤNG
Muốn đẹp da, đến Soja!
Để cải thiện tình trạng hăm tã cho bé yêu, mẹ có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau và thực hiện ngay tại nhà. Hãy cùng khám phá cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà cho mẹ nhé.
Hăm tã là vấn đề mà hầu như trẻ sơ sinh nào cũng gặp phải ít nhất một lần trong những năm đầu đời. Không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà hăm tã còn gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể tham khảo một số cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà qua bài viết dưới đây.
Hăm tã là gì?
Hăm tã hay còn được gọi là phát ban tã là tình trạng vùng da mặc tã của bé bị nổi phát ban, tấy đỏ. Đi kèm với đó là vùng da quấn tã, vùng da quanh bộ phận sinh dục kéo dài từ hậu môn rồi lan nhanh đến mông và đùi bị tấy đỏ, ngứa ngáy, xuất hiện mùi khai khó chịu khiến bé liên tục quấy khóc. Một số trường hợp nặng, da sẽ chuyển sang chảy nước, viêm loét, chảy máu hoặc mủ gây cảm giác đau rát, khó chịu cho bé, khiến bé biếng ăn, quấy nhiều và sút cân.
Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 8-12 tháng tuổi (Ảnh: marrybaby.vn)
Hăm tã thường xuất hiện ở các bé trong độ tuổi từ 8 – 12 tháng. Bởi vì đây cũng là giai đoạn mà chế độ ăn của bé có nhiều sự thay đổi khiến cho thành phần hóa học trong phân và nước tiểu cũng thay đổi theo.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây hăm tã ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do nước tiểu, phân của bé đọng lại quá lâu hoặc do thói quen không lau da bé kỹ càng trước khi mặc tã. Một số trường hợp khác bị hăm tã do quấn tã quá chặt, da bé bị dị ứng với chất liệu của tã lót, bé hay bị tiêu chảy…
5 cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà
Trị hăm tã cho bé không quá khó, điều quan trọng là bạn cần biết cách và kiên trì áp dụng. Dưới đây là một số cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà mà bạn có thể tham khảo:
1. Trị hăm tã bằng dầu dừa
Cách trị hăm tã bằng dầu dừa là phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Dầu dừa vốn được mệnh danh là loại “thuốc tự nhiên” có đặc tính kháng khuẩn, trị nấm rất tốt lại có đặc tính dưỡng ẩm, cải thiện làn da khô ráp.
Dầu dừa giúp làm dịu da, cải thiện tình trạng da sưng đỏ, ngứa ngáy do hăm tã (Ảnh: tinmoi.vn)
Vì vậy, sử dụng dầu dừa trị hăm tã cho bé cũng là một gợi ý mà bạn có thể tham khảo. Để trị hăm tã bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da bị hăm tã để làm dịu vùng da bị sưng đỏ, ngừa ngáy và giúp da bé mềm mại hơn. Tuy nhiên, bạn cần chọn loại dầu dừa chất lượng và rửa tay sạch sẽ trước khi thoa lên da bé để đảm bảo an toàn cho làn da của bé.
2. Trị hăm tã bằng sữa mẹ
Không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho sự phát triển của bé yêu, sữa mẹ còn là phương thuốc trị hăm tã không tốn kém lại rất hiệu quả. Với hàm lượng kháng sinh tự nhiên dồi dào, sữa mẹ giúp diệt khuẩn, làm sạch da và cải thiện các triệu chứng hăm tã một các rõ rệt. Để trị hăm tã cho bé, mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm tã, để khô rồi mặc tã mới cho bé. Trước khi nhỏ sữa lên, mẹ cần chú ý vệ sinh da bé sạch sẽ, lau khô rồi mới nhỏ sữa lên để tránh tình trạng da bị viêm nhiễm nặng hơn.
3. Trị hăm tã bằng giấm
Sử dụng giấm được coi là cách để trung hòa, cân bằng độ pH trên da và cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh. Để thực hiện phương pháp trị hăm tã tại nhà này, bạn cần cho nửa chén giấm vào nửa xô nước và cho tã vải của bé vào ngâm trong dung dịch này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này lau cho bé khi thay tã. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ áp dụng được cho những trường hợp hăm tã nhẹ và chỉ được sử dụng một lượng giấm vừa đủ nếu không sẽ gây tác dụng ngược và ảnh hưởng xấu đến làn da của bé.
4. Trị hăm tã bằng lô hội
Lô hội vốn nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm, làm dịu và chống viêm da hiệu quả. Đặc biệt, lượng vitamin E dồi dào trong lá lô hội được biết đến với khả năng trị hăm tã nhanh chóng. Khi trẻ bị hăm tã, bạn chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội, thoa nhẹ lên vùng da bị hăm tã, để khô tự nhiên rồi mặc tã vào cho bé. Tuy vậy, bạn cần chú ý mua lá lô hội tại các địa chỉ uy tín, đảm bảo không sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích hay thuốc bảo quản để đảm bảo an toàn cho làn da của bé.
5. Sử dụng kem trị hăm tã Alobaby Bottom Cream
Nếu trị hăm tã bằng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có đòi hỏi sự kiên trì và sự cẩn trọng trong quá trình thực hiện thì trị hăm tã bằng kem Alobaby Bottom Cream lại có thể giúp mẹ an tâm và mang lại hiệu quả nhanh, rõ rệt hơn.
Kem trị hăm tã hữu cơ Alobaby với 99% thành phần từ thiên nhiên giúp dưỡng ẩm, trị hăm tã (Ảnh: facebook@alobabysg)
Kem dưỡng ẩm organic ngừa hăm tã Alobaby được biết đến là sản phẩm chiết xuất từ hơn 99% thành phần chiết xuất từ thiên nhiên và đã được chứng nhận ECOCERT - chứng nhận quốc tế cho các loại mỹ phẩm hữu cơ. Theo đó, sản phẩm này có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu vết hăm tã cho trẻ sơ sinh nhờ chiết xuất từ bơ hạt mỡ, hoa cơm cháy, hoa cải kale… Đặc biệt, các dưỡng chất trong sản phẩm này có khả năng làm mềm da, cải thiện tình trạng da sần sùi, bảo vệ và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh.
Thêm một ưu điểm nổi bật của sản phẩm kem trị hăm tã Alobaby chính là tạo cảm giác thoải mái cho bé, kể cả bé mặc tã lớp kem này vẫn không hề tạo cảm giác trơn nhờn, khó chịu. Không chỉ được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên lành tính, sản phẩm này còn không chứa mùi hương tổng hợp, không cồn, không paraben, không dầu khoáng… nên rất an toàn cho mọi loại da, kể cả làn da trẻ sơ sinh hay làn da nhạy cảm của người lớn.